Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được dùng trong văn bản.

Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được dùng trong văn bản.

Trả lời

Trả lời:

- Câu hỏi tu từ: Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?

→ Tác dụng: Nhằm tập trung sự chú ý của người nghe vào nội dung mà tác giả muốn biểu đạt. Hàng loạt câu hỏi tu từ ở đây đều hướng đến vừa lí giải, vừa trả lời về nguyên cớ yêu mùa xuân của con người.

- So sánh: Tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần; có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng; nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh;...

→ Tác dụng: So sánh thường xuất phát từ những liên tưởng tương đồng, nhằm tăng lên sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, hình ảnh. Các hình ảnh được dùng để so sánh thường làm bật lên những vẻ đẹp bất ngờ, chẳng hạn như: cô gái đẹp như thơ mộng”, “nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai... hoặc giúp câu văn trở nên bay bổng: “... đôi mày ai như trăng mới in ngần".

- Liệt kê: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

→ Tác dụng: Làm phong phú hơn các phương diện của sự việc. Tác giả liệt kê hàng loạt những tín hiệu của mùa xuân đất Bắc. Bức tranh xuân trở nên sinh động, giàu màu sắc, âm thanh.

- Phép điệp: Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống" lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

→ Tác dụng: Trong hai câu liền kể, từ yêu thương được lặp lại ba lần, cách quãng. Nhờ vào việc điệp từ, câu văn trở nên hài hoà, nhịp nhàng, tăng tính biểu cảm. Cảm xúc yêu thương được nhấn mạnh, tô đậm, càng làm rõ nét nỗi nhớ, niềm thương của tác giả đối với mùa xuân quê hương.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả