Phân tích nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Phân tích nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Phân tích nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
♦ Nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh:
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài đã làm cho Mỹ và Liên Xô đều bị suy giảm sức mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Cả hai đều cần thoát ra khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, các nước Tây Âu.... đặt ra những thách thức to lớn cho cả Mỹ và Liên Xô. Các nước này trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Mỹ. Tình trạng suy yếu và khủng hoảng ở Liên Xô ngày càng trầm trọng vào nửa sau thập kỉ 80.
- Mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn nhưng xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện từ thập kỉ 70 với việc Xô - Mỹ đạt được những thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao, nhất là từ khi M. Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô vào năm 1985.
- Những sai lầm trong chính sách và công cuộc cải tổ của M. Goócbachốp là một trong những nhân tố thúc đẩy sự kết thúc Chiến tranh lạnh. Liên Xô đã thực sự không thể tiếp tục cạnh tranh với Mỹ trong cuộc đối đầu Đông - Tây.
♦ Tác động từ sự kết thúc Chiến tranh lạnh:
- Đối với thế giới:
+ Chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự tan rã của Liên Xô, sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta, đồng thời kéo theo những thay đổi về tương quan lực lượng có lợi cho Mỹ và phương Tây. Mỹ có lợi thế tạm thời để thực hiện tham vọng thiết lập trật tự thế giới một cực do Mỹ đứng đầu.
+ Chiến tranh lạnh chấm dứt tạo điều kiện hòa bình để giải quyết các vụ xung đột diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
+ Sau Chiến tranh lạnh, xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập dần trở thành xu hướng chính trong sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Các nước trên thế giới đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chiến lược phát triển, đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế.
- Đối với Việt Nam:
+ Tạo ra xu thế Hòa bình, hoà hoãn trong quan hệ quốc tế, giúp Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề đối ngoại quan trọng, như: vấn đề Campuchia; bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ,…
+ Tạo ra bối cảnh quốc tế mới cho sự hội nhập và phát triển của Việt Nam (gia nhập ASEAN, WTO....).
+ Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước.