Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.
Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.
Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.
* Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục:
+ Thời gian: Đêm khuya.
+ Không gian: Buồng giam nhà tù đầy chật chội, ẩm mốc, “tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
+ Vị thế của người cho chữ và người xin chữ: Kẻ cho chữ lại “cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình”, người xin chữ lại là quan chức thuộc bộ máy của triều đình. Xét về địa vị xã hội: Họ là những người đối lập nhau; nhưng ở phương diện nghệ thuật, họ lại là tri âm, tri kỉ, hiểu nhau bởi cả hai đều hướng tới vẻ đẹp vượt lên thực tại tầm thường.
- Vẻ đẹp khí phách và tài hoa của Huấn Cao:
+ Hành động: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”.
+ Phong thái khi cho chữ: Ung dung, bình thản thay bút con, đề lạc quản đã cho thấy gười nghệ sĩ say mê sáng tạo cái đẹp, viết chữ thoải mái, tự do như ở chốn thư phòng.
+ Khuyên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi… nhem nhuốc cái đời lương thiện đi”. Huấn Cao là người biết trân trọng cái đẹp và vẻ đẹp của con người.
- Vẻ đẹp của quản ngục:
+ Trân trọng cái đẹp, người tài: “Khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”.
+ Hành động “ngục quan cảm động, vái người tù một cái”, chắp tay "Kẻ mê muội... bái lĩnh" đã toát lên sự cảm động, thần phục của quản ngục, vẻ đẹp phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.
* Nhận xét: Có thể nói, cảnh cho chữ đã khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật - Huấn cao và quản ngục. Với nghệ thuật xây dựng sự đối lập đặc sắc, cảnh cho chữ đã thể hiện tư tưởng nhân văn đặc sắc - cái đẹp dù trong hoàn cảnh nào cũng đăng quang và cứu vớt những người lầm đường lạc lối.