Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:
1.2k
22/07/2023
Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:
a. ngắn và cụt ngủn
b. cao và lêu nghêu
c. lên tiếng và cao giọng
d. chậm rãi và chậm chạp
Trả lời
a. ngắn chỉ tính chất trung tính nhưng cụt lủn có sắc thái châm biếm.
Đặt câu:
- Câu văn này ngắn quá.
- Sao câu văn này cụt ngủn thế.
b. cao chỉ mang sắc thái trung tính còn lêu ngêu mang sắc thái nghĩa chê bai.
Đặt câu:
- Dáng người của Tuấn rất cao.
- Dáng người Tuấn trông lêu nghêu.
c. lên tiếng chỉ mang sắc thái trung tính còn cao giọng mang sắc thái mỉa mai.
Đặt câu:
- Hoa lên tiếng đòi lại công bằng đối với những người thấp cổ bé họng.
- Cậu ấy cất cao giọng nói với mọi người rằng: “Tôi là người có điểm cao nhất lớp”.
d. chậm rãi chỉ mang sắc thái tích cực còn chậm chạp mang sắc thái tiêu cực.
Đặt câu:
- Cậu ấy làm mọi thứ chậm rãi, rất chắc chắn.
- Cậu ấy làm gì cũng chậm chạp.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt trang 84
Lai Tân
Thực hành tiếng Việt trang 86
Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống)