Phân biệt miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, miễn dịch nguyên phát và miễn dịch thứ phát.
Lời giải:
- Phân biệt miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào:
Miễn dịch dịch thể |
Miễn dịch tế bào |
- Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào B. |
- Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc. |
- Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine gây hoạt hoá tế bào B, khởi đầu cho miễn dịch dịch thể. Tế bào B tăng sinh và biệt hoá, tạo ra dòng tương bào và dòng tế bào B nhớ. Các tương bào sản sinh ra kháng thể IgG. Kháng thể lưu hành trong máu và tiêu diệt mầm bệnh trong máu theo nhiều cách khác nhau. |
- Các tế bào T hỗ trợ tiết cytokine còn làm tế bào T độc hoạt hoá, khởi đầu cho miễn dịch tế bào. Để trở nên hoạt hoá, ngoài tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc còn cần tương tác với tế bào trình diện kháng nguyên. Tế bào T độc phân chia, tạo ra dòng tế bào T độc hoạt hoá và dòng tế bào T độc nhớ. Các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm mầm bệnh. |
- Phân biệt miễn dịch nguyên phát và miễn dịch thứ phát:
Miễn dịch nguyên phát |
Miễn dịch thứ phát |
- Là miễn dịch xuất hiện trong lần đầu tiên tiếp xúc với kháng nguyên. |
- Là miễn dịch xuất hiện khi hệ miễn dịch lại tiếp xúc với chính loại kháng nguyên đã từng tiếp xúc trước đó. |
- Có sự hình thành tế bào nhớ đối với kháng nguyên vừa tiếp xúc. |
- Được kích hoạt nhờ tế bào nhớ đã được hình thành từ miễn dịch nguyên phát. |
- Diễn ra chậm hơn (sau khoảng 7 – 10 ngày). |
- Diễn ra nhanh hơn (sau khoảng 2 – 3 ngày). |
- Số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và kháng thể tham gia ít hơn và duy trì ở mức thấp hơn. |
- Số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và kháng thể tham gia ít hơn và duy trì ở mức cao hơn. |
- Tính hiệu quả thấp hơn. |
- Tính hiệu quả cao hơn, giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ. |