Ở phần cuối của truyện ngắn, người kể chuyện có nói: “sống giữa cái rẻo đất nhân hậu nầy nhiều khi cũng hơi phiền”. Theo bạn, đây có phải là một lời nói ngẫu nhiên, thoáng qua hay không? Vì s
Trả lời:
- Nhân vật ông Năm Nhỏ: Bị thất lạc con gái, bị dân làng đổ oan, phải biệt xứ tìm con, có nhà mà không thể về nhưng ông lão vẫn là người nhân hậu, tốt bụng, dễ tin người, miệt mài tìm mọi cách để tìm lại con gái dù bao năm trôi qua.
- Thằng Thàn đi theo ông Năm Nhỏ, theo đuổi ước mơ làm ca sĩ, rất thương xót ông Năm Nhỏ, phần vì hoàn cảnh éo le của ông, phần vì nhìn ông khiến Thàn nhớ đến ba của mình.
- Diễm Phương với vẻ ngoài lạnh nhạt, không cảm xúc, sẵn sàng tàn nhẫn với người khác để đạt được mục đích của mình, nhưng sâu bên trong là nỗi đau bị bỏ rơi.
- Mọi người sau khi biết câu chuyện tìm con đằng sau vụ “trộm” của ông Năm Nhỏ đã rơi nước mắt, vụ trộm trâu cũng không lên ti vi.
→ Mỗi nhân vật 1 hoàn cảnh, một nỗi đau riêng, nhưng tình người và sự khao khát được yêu thương luôn hiện hữu. Sự “phiền” ở đây chính là tấm lòng của những con người nhân hậu dành cho nhau, họ suy nghĩ và đồng cảm với nhau.
=> Đây không phải là lời nói ngẫu nhiên thoáng qua mà là dụng ý của tác giả. Tuy cách ứng xử có khác nhau (đôi lúc gắn liền với sự trêu cợt tàn nhẫn), nhưng các nhân vật đều khát khao tình người, đều hướng đến sự đồng cảm. Nhận xét của người kể chuyện tuy bề ngoài có vẻ bâng quơ nhưng thật ra lại tạo thêm điểm nhấn cho tư tưởng của truyện.