Trả lời:
Tham khảo:
- Tên đề tài: “Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật qua các văn bản Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và đánh giá đặc điểm, tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều. - Câu hỏi nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du có những đặc điểm và tác dụng thế nào trong các văn bản Trao duyên, Thuy Kiểu hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)?
- Giả thuyết nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh là một thành công đặc sắc và cũng là đóng góp quan trọng trong nghệ thuật truyện thơ Nôm của Nguyễn Du.
Nội dung (dàn ý chi tiết)
Mở đầu: Nêu tên đề tài/ vấn đề và mục đích nghiên cứu (tìm hiểu và đánh giá đặc điểm, tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều: Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh).
Phần chính:
1. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Trao duyên:
1.1. Cho Thuý Kiều tự giãi bày, tự thể hiện nội tâm qua đối thoại.
Phân tích minh hoạ: “... lòng đương thổn thức đầy... Kể làm sao xiết mượn vàn đi ăn” 1.2. Cho Thuý Kiều sử dụng lời “độc thoại hoá đối thoại”.
Phân tích minh hoạ: “... Trăm nghìn gửi lạy tình quân.... Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
1.3. Dùng từ ngữ miêu tả tâm trạng nhân vật trong lời của người kể chuyện.
Phân tích minh hoạ: Lòng riêng riêng những bàn hoàn, lệ tràn thấm khăn; hồn ngất máu say....
2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
2.1. Cho các nhân vật Thuý Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư độc thoại nội tâm trong tình huống phù hợp (phân tích minh hoạ).
2.2. Thể hiện sự tương phản giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong của mỗi nhân vật Thúc Sinh, Hoạn Thư, Thuý Kiều (phân tích minh hoạ).
23. Dùng từ ngữ, hình ảnh miêu tả nội tâm trong lời của người kể chuyện (phân tích
minh hoạ).
3. Nhìn chung về đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong hai văn bản và trong Truyện Kiều
3.1. Sự đa dạng trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các văn bản Trao duyên và Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh. Phân tích, minh hoạ: a) dùng lời miêu tả của người kể chuyện; b) cho nhân vật tự giãi bày qua đối thoại; c) sử dụng lời “độc thoại hoá đối thoại”; đ) sử dụng độc thoại nội tâm; e) sử dụng các phương tiện khác như từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu,...
3.2. Sự biến hoá linh hoạt trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua Trao duyên và Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh. Phân tích, minh hoạ 1: Trong Trao duyên, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du chỉ tập trung vào nội tâm Thuý Kiều; trong Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư Thúc Sinh, Nguyễn Du đồng thời miêu tả nội tâm của ba nhân vật Thuý Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư.
Phân tích, minh hoạ 2: Trong Trao duyên, tác giả chủ yếu sử dụng đối thoại và cuối văn bản sử dụng độc thoại hoá đối thoại của Thuý Kiều; trong Thúy Kiều hầu rượu Hoàn Thư – Thúc Sinh, Nguyễn Du đồng sử dụng kết hợp độc thoại nội tâm với đối thoại,...
3.3. Sự vượt trội trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Truyện Kiều so với Quan Âm Thị Kính, Bích cầu kì ngộ và Kim Văn Kiểu truyện.
Phân tích, minh hoạ 1: Quan Âm Thị Kính, truyện Nôm bình dân, tính cách nhân vật chủ yếu được thể hiện qua hành động; Bích câu kì ngộ, truyện Nôm bác học, tác giả vẫn chú ý nhiều đến hành động tình huống, nội tâm nhân vật có được miêu tả nhưng còn khá đơn giản.
Phân tích, minh hoạ 2: Truyện Kiều là một sự kết hợp hài hoà, đặc biệt bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật đa dạng, tinh tế, đạt đến sự điêu luyện.
Kết luận: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh có thể xem là một trong những đóng góp xuất sắc của Nguyễn Du đối với nghệ thuật truyện thơ Nôm.