Những yếu tố góp phần tạo nên tiếng cười trong văn bản Thủ pháp trào phúng được sử dụng

Những yếu tố góp phần tạo nên tiếng cười trong văn bản

Thủ pháp trào phúng được sử dụng

Tình huống trào phúng

 

Hình tượng nhân vật

 

Ngôn ngữ trào phúng

 

Trả lời

Những yếu tố góp phần tạo nên tiếng cười trong văn bản

Thủ pháp trào phúng được sử dụng

Tình huống trào phúng

- Nhan đề truyện: “Loại vi trùng quý hiếm”. Đó là cụm từ/ thuật ngữ quan trọng trong lời nói, ý nghĩ và toàn bộ cách ứng xử của ông giáo sư bác sĩ. Và trên thực tế, ông giáo sư đã làm tất cả để nuôi con vi trùng “quý hiếm”, hoàn toàn vô trách nhiệm, bỏ rơi người bệnh, sự bất chấp nguy hiểm đau đớn của họ.

- Ví dụ:

“Vị giáo sư khư khư giữ con vi trùng ấy không chỉ như một bảo vật mà còn là một kì tích cho sự phát hiện vĩ đại. Ngài và đoàn tuỳ tùng của ngài làm việc đến quên ăn, quên ngủ để duy trì sự sống cho nó. Con vi trùng được nhuộm màu, được phóng to gấp cả ngàn lần và tạo mọi điều kiện để tiến hành thí nghiệm trong các môi trường hoa chất và nhiệt độ khác nhau."

- Đọc đoạn thoại áp cuối, người đọc nhận ra sự tàn nhẫn đến mức kinh hoàng của vị giáo sư:

“- Bệnh nhân ra sao rồi?

- Anh ta hết đau rồi. - Bác sĩ điều trị đáp.

Giáo sư nhướng mày:

- Thế là thế nào?

Bác sĩ điều trị cụp mắt xuống:

- Anh ta mù rồi!

Vị giáo sư nở nụ cười hết cỡ:

- Tuyệt vời! Đúng như tôi đã nói, sau bốn mươi tám giờ nếu không vô hiệu hóa được vi trùng thì bệnh nhân tất nhiên sẽ mù và cơn đau sẽ dứt. Tôi chắc chắn là bệnh nhân hoàn toàn mất thị, đúng không nào?"

Hình tượng nhân vật

Hình tượng ông bác sĩ và các cộng sự được vẽ và miêu tả theo lối biếm họa: phóng đại một số nét hành vi, lời nói khác thường.

Ngôn ngữ trào phúng

Tác giả sử dụng thủ pháp nói ngược (“tài năng”, “khả kính”) ở đoạn kết để tăng độ chua chát, mặn mà sâu sắc của tiếng cười trào phúng:

“Vị giáo sư tài năng, khả kính cùng đoàn tuỳ tùng lại lũ lượt kéo trở lại phòng thí nghiệm nhãn khoa để tiếp tục công trình nghiên cứu về loại vi trùng quý hiếm.”