Những năm gần đây vùng Đông bằng sông Cửu Long

Những năm gần đây vùng Đông bằng sông Cửu Long của nước ta thường xuyên bị nhiễm mặn do biến đổi khí hậu làm nước biển dâng. Nhằm tìm kiếm các loài thực vật phù hợp cho sản xuất, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm trên hai loài thực vật đầm lầy (loài A và loài B) ở vùng này. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển tới hai loài này, chúng được trồng trong đầm nước mặn và đầm nước ngọt. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Những năm gần đây vùng Đông bằng sông Cửu Long (ảnh 1)

Khi nói về 2 loài này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Loài A chịu mặn kém hơn loài B.

    II. Trong cùng một độ mặn, loài B có sinh khối cao hơn loài A.

    III. Trong tương lai nước biển dâng loài A sẽ trở nên phổ biến hơn loài B.

    IV. Cả 2 loài A và B đều là sinh trưởng tốt trong điều kiện nước ngọt.

A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.

Trả lời

Phương pháp:

Phân tích biểu đồ, chú ý tới sự thay đổi của sinh khối ở các độ mặn khác nhau.

Cách giải:

(1) sai, vì loài A chịu mặn tốt hơn loài B. Trong giới hạn độ muối 60% – 80‰, loài A vẫn còn mặc dù sinh khối thấp hơn, trong khi đó loài B bị chết.

(2) sai. Trong cùng một độ mặn, loài B có sinh khối thấp hơn loài A.

(3) đúng, vì trong tương lai nước biển dâng, độ mặn tăng lên thì loài A sẽ trở lên phổ biến hơn nhờ khả năng chịu mặn tốt hơn loài B.

(4) đúng vì cả 2 loài càng sinh trưởng tốt hơn trong điều kiện nước có độ mặn càng thấp.

Chọn C.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả