Những khẳng định về hệ tuần hoàn ở động vật sau đây là đúng hay sai? Giải thích
325
05/06/2023
Câu hỏi 6 trang 74 Sinh học 11:
Những khẳng định về hệ tuần hoàn ở động vật sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
A. Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
B. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, áp lực máu ở động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.
C. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.
D. Vận động viên thể thao có nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi thấp hơn người cùng độ tuổi, giới tính nhưng không luyện tập thể dục thể thao.
Trả lời
A. Sai. Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn (máu). Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, hệ mạch chỉ gồm động mạch, tĩnh mạch; còn ở động vật có hệ tuần hoàn kín, hệ mạch mới gồm đầy đủ động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
B. Đúng. Trong một chu kì hoạt động của tim, lượng máu đi vào động mạch chủ và động mạch phổi là như nhau nhưng lực co của tâm thất trái lớn hơn lực co của tâm thất phải nên áp lực máu ở động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.
C. Đúng. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.
D. Đúng. Cơ tim của vận động viên thể thao khỏe hơn nên thể tích tâm thu tăng, nhờ đó, ở vận động viên thể thao, mặc dù nhịp tim giảm nhưng vẫn đảm bảo được lượng máu cung cấp cho các cơ quan.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật
Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi
Ôn tập chủ đề 1
Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Bài 12: Cảm ứng ở thực vật
Bài 13: Cảm ứng ở động vật