Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

 

Trả lời

Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau:

“Em đi như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết.”

Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”. Em đi mang theo những ánh sáng le lói cuối cùng của ngày đi mất. 

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tơi, tựa như ánh sáng ngày mới đã dần quay trở lại. Khi em về, mọi sự sống cũng bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ.

“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che”

Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở” có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất. Em chính là ánh sáng đẹp nhất, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh.

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

Tình em như sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm được. Tình yêu ấy nhiều đến mức chi chít, là những ngôi sao vàng sáng không bao giờ lụi tàn.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Sông Đáy

Đây thôn Vĩ Dạ

Tình ca ban mai

Thực hành tiếng Việt trang 44

Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ

Giới thiệu một tác phẩm thơ

 

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả