Một trong những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được vận dụng ở Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là

Một trong những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được vận dụng ở Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là

A. không chấp nhận cho đế quốc để lại lực lượng trên lãnh thổ Việt Nam.
B. các nước phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh.
C. buộc tất cả các nước phải thực thi quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
D. không chấp nhận việc phân chia vùng kiểm soát của các bên tham chiến.

Trả lời
Chọn A.

Phân tích các phương án để đưa ra câu trả lời:

- Phương án A: Cả Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều không chấp nhận cho đế quốc để lại lực lượng trên lãnh thổ Việt Nam. Hiệp định Giơnevỡ quy định Pháp phải rút hoàn toàn quân đội sau 2 năm, còn Hiệp định Pari quy định Mĩ phải rút quân trong vòng 60 ngày kể từ khi kí Hiệp định.

- Phương án B: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương không quy định vấn đề trách nghiệm hàn gắn vết thương chiến tranh của Pháp đối với nhân dân Đông Dương. Còn Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam có quy định trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh của Mĩ đối với Việt Nam.

- Phương án C: Hai Hiệp định đều buộc các nước phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, chứ không phải thực thi quyền đó. Ngoài ra, Mĩ không kí Hiệp định Giơnevơ, do đó Mĩ có thể nhanh chóng lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam sau Hiệp định này.

- Phương án D: Hiệp định Giơnevơ có chấp nhận việc phân chia quyền kiểm soát của Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp theo vĩ tuyến 17, còn Hiệp định Pari thì không phân chia vùng kiểm soát của quân đội các bên.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả