Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định khả năng chịu mặn trội

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Đ nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F1 ở vườn ươm không nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển. Các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Trả lời

Đáp án: 0,89.

Ta có: P:AaBb×AaBbF1:(1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)

Chọn các cây thân cao A- đem trông ở đất ngập mặn (chỉ có các cây B- là sống được) thì tỉ lệ kiểu gen các cây sống được là: (1AA : 2Aa)(1BB : 2Bb).

-> Tỉ lệ kiểu gen các hạt  thu được là: (4AA : 4Aa : 1aa)(4BB : 4Bb : 1bb).

-> Tỉ lệ kiểu gen các cây  sống được ở vùng đất mặn này là: (4AA : 4Aa : 1aa)(1BB : 1Bb).

-> Trong số cây  sống ở vùng đất này thì cây thân cao chịu mặn A-B- chiếm tỷ lệ là 890,89

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả