Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 3pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nh

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 3pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:

Thể đột biến

A

B

C

D

Số lượng NST

14

14

21

28

Hàm lượng ADN

2,8pg

3,3pg

4,2pg

6pg

Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thể đột biến C có thể là đột biến tam bội.
B. Thể đột biến D có thể là đột biến thể ba.
C. Thể đột biến A có thể là đột biến đảo đoạn NST.
D. Thể đột biến B có thể là đột biến lặp đoạn NST.

Trả lời

D

- A sai. Vì C có số lượng NST gấp 1,5 lần bộ NST 2n nên đây có thể là 3n. Tuy nhiên, do hàm lượng ADN lại không gấp 1,5 lần. Vì vậy, đây không thể là đột biến tam bội mà có thể là một dạng đột biến nào đó.
- B sai. Vì đột biến D làm thay đổi hàm lượng ADN tăng lên gấp đôi và làm thay đổi số lượng NST tăng lên gấp đôi nên đây rất có thể là tứ bội.
- C sai. Thể đột biến A làm giảm hàm lượng ADN nhưng không làm thay đổi số lượng NST có thể là mất đoạn hoặc chuyển đoạn giữa 2 NST.
- D đúng. Vì thể đột biến B có tăng hàm lượng ADN nhưng không thay đổi số lượng NST cho nên đây có thể là lặp đoạn.

à đáp án D.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả