Một học sinh xác định độ cao của cột điện vào một ngày trời nắng. Học sinh này lần lượt đo chiều dài bóng đổ của một cái cọc
90
24/01/2024
Bài 15.10 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một học sinh xác định độ cao của cột điện vào một ngày trời nắng. Học sinh này lần lượt đo chiều dài bóng đổ của một cái cọc cắm thẳng đứng có độ cao là 1 m và bóng của cột điện trên mặt đất. Kết quả đo chiều dài bóng của cọc và bóng cột điện lần lượt là 0,6 m và 4,5 m. Trình bày cách xác định độ cao của cột điện trong thí nghiệm nói trên của học sinh. Biết rằng các tia sáng từ Mặt Trời chiếu tới mặt đất được coi là chùm sáng song song.
Trả lời
- Dùng thước vẽ đoạn AB dài 1 cm biểu diễn cái cọc (ứng với độ cao 1 m của cọc).
- Vẽ cái bóng AO của cọc AB trên mặt đất AO = 0,6 cm.
- Nối BO, đó là đường truyền ánh sáng từ Mặt Trời. Lấy CO dài 4,5 cm biểu diễn cái bóng của cột đèn.
- Vẽ đoạn CĐ cắt đường BO kéo dài tại Đ, CĐ biểu diễn chiều cao của cột điện.
- Từ hình vẽ, ta tính được: CĐ = 7,5 cm.
Vậy chiều cao của cột điện thực tế là 7,5 m.
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Bài 14: Phản xạ âm
Bài 15: Ánh sáng, tia sáng
Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Bài 18: Nam châm