Mỗi bài thơ về những hình ảnh gì
Câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
- Bài 1: Công cha như núi ngất trời, / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông
→ Hình ảnh núi ngất trời và biển rộng mênh mông để nói đến công ơn của cha mẹ. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên. Hình ảnh so sánh như một sự đối chiếu đó chính là không ai có thể đo được, không một ai có thể đếm công lao của cha mẹ.
- Bài 2: Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn
→ Cây thì có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà sông mới có nước không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải "có cố, có ông", có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. So sánh làm cho chân lí được cụ thể, giản dị, dễ hiểu và hiện rõ.
- Bài 3: Yêu nhau như thể tay chân
→ Tay và chân là hai bộ phận của con người, hỗ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cùng cha mẹ sinh ra, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên, có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. So sánh cho chúng ta thấy tình anh em là tình ruột thịt gắn bó, gần gũi với nhau rất mật thiết như tay và chân của một cơ thể.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Thực hành tiếng Việt trang 41 - 42
Thực hành đọc hiểu - Ca dao Việt Nam