Mô tả hình dạng và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào cấu tạo nên khí khổng ở mẫu đối chứng, mẫu co nguyên sinh

Báo cáo thực hành trang 60 Sinh học 10: Mô tả hình dạng và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào cấu tạo nên khí khổng ở mẫu đối chứng, mẫu co nguyên sinh và mẫu phản co nguyên sinh.

Trả lời

- Ở mẫu đối chứng: Nguyên sinh chất của tế bào căng phồng lên, dính sát vào thành tế bào; các khí khổng mở.

- Ở mẫu co nguyên sinh: Khi cho tế bào biểu bì vào dung dịch NaCl 10% và quan sát trên kính hiển vi, sẽ thấy hiện tượng co nguyên sinh: Nguyên sinh chất của tế bào bị co lại, tách dần ra khỏi thành tế bào. Đồng thời, các khí khổng cũng đóng lại.

- Ở mẫu phản co nguyên sinh: Khi cho nước cất vào tiêu bản mẫu co nguyên sinh, sẽ quan sát thất hiện tượng phản co nguyên sinh: Nguyên sinh chất của tế bào căng phồng lên, dính sát vào thành tế bào. Đồng thời, các khí khổng cũng dần mở ra.

Mô tả hình dạng và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào cấu tạo nên khí khổng ở mẫu đối chứng

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

Mô tả hình dạng và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào cấu tạo nên khí khổng ở mẫu đối chứng

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Tìm hiểu về sự co nguyên sinh và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật.

Tên nhóm:……………………………………………………………………………

1. Mục đích thí nghiệm:

- Quan sát và kiểm chứng hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật.

2. Chuẩn bị thí nghiệm:

- Mẫu vật: lá cây thài lài tía (cây lẻ bạn).

- Hóa chất: nước cất, dung dịch NaCl 10%.

- Dụng cụ: kính hiển vi quang học, lam kính, kim mũi mác, đĩa đồng hồ, giấy thấm, ống nhỏ giọt.

3. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Làm tiêu bản đối chứng

+ Lấy một lam kính và nhỏ một giọt nước cất vào giữa lam kính.

+ Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào mặt dưới của lá cây thài lài tía đặt lên giọt nước trên lam kính rồi đậy lamen và dùng giấy thấm bớt nước dư ở phía ngoài.

+ Quan sát tiêu bản ở vật kính 10× rồi chuyển sang vật kính 40×.

- Bước 2: Làm tiêu bản mẫu co nguyên sinh

+ Lấy tiêu bản đối chứng ra khỏi kính hiển vi và dùng ống nhỏ giọt nhỏ vào mép của một phía lamen một giọt dung dịch NaCl 10%.

+ Dùng giấy thấm hút hết nước ở phía kia của lamen nhằm thay thế hoàn toàn nước cất bằng dung dịch NaCl 10%.

+ Lặp lại việc nhỏ và thấm trên khoảng 2 – 3 lần đảm bảo thay thế hoàn toàn nước cất bằng dung dịch NaCl 10%. Sau 5 – 10 phút, quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

- Bước 3: Làm tiêu bản mẫu phản co nguyên sinh

+ Lấy tiêu bản mẫu co nguyên sinh ra khỏi kính hiển vi và nhỏ một giọt nước cất vào mép của một phía lamen.

+ Dùng giấy thấm hút hết nước thừa ở phía kia của lamen.

+ Lặp lại việc nhỏ và thấm khoảng 2 – 3 lần nhằm thay thế hoàn toàn dung dịch NaCl 10% bằng nước cất. Sau 10 phút, quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

- Kết quả thí nghiệm:

+ Ở mẫu đối chứng: Nguyên sinh chất của tế bào căng phồng lên, dính sát vào thành tế bào; các khí khổng mở.

+ Ở mẫu co nguyên sinh: Khi cho tế bào biểu bì vào dung dịch NaCl 10% và quan sát trên kính hiển vi, sẽ thấy hiện tượng co nguyên sinh: Nguyên sinh chất của tế bào bị co lại, tách dần ra khỏi thành tế bào. Đồng thời, các khí khổng cũng đóng lại.

+ Ở mẫu phản co nguyên sinh: Khi cho nước cất vào tiêu bản mẫu co nguyên sinh, sẽ quan sát thất hiện tượng phản co nguyên sinh: Nguyên sinh chất của tế bào căng phồng lên, dính sát vào thành tế bào. Đồng thời, các khí khổng cũng dần mở ra.

- Giải thích thí nghiệm:

+ Khi cho dung dịch NaCl 10% vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở thành môi trường ưu trương (nồng độ chất tan của môi trường cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào) → áp suất thẩm thấu của môi trường cao hơn áp suất thẩm thấu của tế bào → nước thấm từ tế bào ra ngoài khiến tế bào mất nước → nguyên sinh chất của tế bào co lại khiến màng sinh chất tách khỏi thành tế bào gây hiện tượng co nguyên sinh và tế bào khí khổng mất nước cũng đóng lại.

+ Khi cho nước cất vào tiêu bản co nguyên sinh, môi trường bên ngoài trở thành môi trường nhược trương (nồng độ chất tan của môi trường thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào) → áp suất thẩm thấu của môi trường thấp hơn áp suất thẩm thấu của tế bào → nước thấm từ ngoài vào tế bào, tế bào nhận được nước → nguyên sinh chất của tế bào phồng lên khiến màng sinh chất áp sát thành tế bào và tế bào khí khổng no nước cũng mở dần ra.

5. Kết luận:

- Trong môi trường đẳng trương, nước đi vào và đi ra tế bào cân bằng, tế bào có hình dạng bình thường, khí khổng mở.

- Trong môi trường nhược trương, nước đi từ môi trường vào tế bào làm tế bào căng phồng lên, khí khổng mở ra.

- Trong môi trường ưu trương, nước đi từ tế bào ra môi trường gây nên hiện tượng co nguyên sinh và đóng khí khổng ở tế bào thực vật.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học  lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Bài 12: Thông tin tế bào

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả