Mạnh rất thích chơi điện tử nên hễ có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi
84
19/12/2023
Bài 5 trang 41 sách bài tập GDCD 6: Mạnh rất thích chơi điện tử nên hễ có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi. Phát hiện Mạnh thường xuyên chơi điện tử bạo lực nên bố tức giận và cấm Mạnh không được phép chơi nữa. Mạnh cảm thấy ấm ức vì cho rằng chơi điện tử là hình thức giải trí và là quyền của trẻ em nên bố không được cấm.
Câu hỏi:
1/ Theo em Mạnh nghĩ như vậy là đúng hay sai?
2/ Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn điều gì?
Trả lời
1/ Theo em Mạnh nghĩ như vậy là đúng hay sai?
- Theo em Mạnh nghĩ như vậy sai vì:
+ Chơi trò chơi điện tử bạo lực, không phải là một hoạt động giải trí lành mạnh
+ Thường xuyên dễ bị ảnh hưởng bởi hậu quả xấu như: nghiện trò chơi điện tử, có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút (như: mắt kém, cơ thể chậm phát triển do ngồi nhiều lười vận động,..)
+ Tốn kém tiền bạc, học tập sa sút
+….
=> Do đó, việc bố Mạnh cấm không cho Mạnh chơi là vì muốn tốt cho Mạnh.
2/ Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn điều gì?
- Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn như sau:
+ Bạn không nên giận bố, vì bố bạn cấm bạn chơi trò điện tử bạo lực là muốn tốt cho bạn.
+ Bạn với mình đều biết rằng: khi nghiện trò chơi điện tử thì sẽ sao nhãng việc học hành, thường có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút như mắt kém đi,… thậm chí tớ còn được biết có người tử vong ngay trên bàn phím vì quá nghiện điện tử.
+ Mình đang tuổi học, nếu không tập trung vào học hành sẽ đánh mất tương lai tốt đẹp phía trước.
+ Bố mẹ không thể lúc nào cũng theo và lo cho chúng ta suốt đời, nên chúng ta phải cố gắng học hành vì cuộc sống sau này…
+….
=> Do đó chúng ta nên cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện để không phụ công của bố mẹ, thầy cô…
Xem thêm các bài giải SBT GDCD 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài 8: Tiết kiệm
Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em