Loại đột biến nào sau đây làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào? A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. C. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột b

Loại đột biến nào sau đây làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào?

A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Trả lời

Mất đoạn: Mất đi 1 đoạn NST, mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống.

Lặp đoạn: Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. Nhìn chung lặp đoạn không gây hậu quả nặng nề như mất đoạn.

Đảo đoạn: Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180° và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó.

Đảo đoạn có thể chứa hoặc không chứa tâm động. Đột biến đảo đoạn thường ít ảnh hưởng đến sức sống do vật liệu di truyền không bị mất.

Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, hoặc chuyển đoạn trên 1 NST, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. Chuyển đoạn lớn thường gây chết hay mất khả năng sinh sản. Đôi khi chuyển đoạn là cơ chế để hình thành loài mới tức thì.

Cách giải:

Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể sẽ làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

Đảo đoạn và chuyển đoạn trong 1 NST không làm thay đổi hàm lượng ADN.

Lặp đoạn làm tăng hàm lượng ADN.

Chọn B.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả