Loài cây có tên gọi là cây tổ kiến thường sống bám trên các cây thân gỗ lớn (lấy nước, chất dinh dưỡng từ phần vỏ hay thân cây), có thân phình thành củ lớn tạo nhiều khoang trống trở thành mộ

Loài cây có tên gọi là cây tổ kiến thường sống bám trên các cây thân gỗ lớn (lấy nước, chất dinh dưỡng từ phần vỏ hay thân cây), có thân phình thành củ lớn tạo nhiều khoang trống trở thành một “pháo đài” trú ẩn cho nhiều cá thể kiến, trong khi kiến tha mùn và thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây. Kiến sống trên cây thân gỗ tiết ra một số chất tiêu diệt một số loài sâu hại góp phần bảo về cây thân gỗ. Mối quan hệ sinh thái giữa cây tổ kiến và cây thân gỗ, cây tổ kiến và kiến, kiến và sâu lần lượt là

A. Kí sinh, cộng sinh, ức chế- cảm nhiễm.
B. Kí sinh, hợp tác, hội sinh.
C. Kí sinh, hội sinh, hợp tác.
D. Cộng sinh, hội sinh, ức chế- cảm nhiễm.

Trả lời

Các mối quan hệ trong quần xã:

Hỗ trợ

(Không có loài nào bị hại)

Đối kháng

(Có ít nhất 1 loài bị hại)

Cộng sinh

Hợp tác

Hội sinh

Cạnh tranh

Kí sinh

Ức chế cảm nhiễm

Sinh vật ăn sinh vật

+ +

+ +

+ 0

- -

+ -

0 -

+ -

Chặt chẽ

 

 

 

 

 

 

(+): Được lợi; (-) bị hại

Cách giải:

Cây tổ kiến kí sinh trên cây thân gỗ.

Kiến và cây đều có lợi, mối quan hệ chặt chẽ → Cộng sinh.

Kiến vô tình gây hại cho sâu → Ức chế cảm nhiễm.

Chọn A.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả