Lê Thánh Tông là một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, ông được coi là vị vua “sáng lập chế
619
24/05/2023
Mở đầu trang 64 Lịch Sử 11: Lê Thánh Tông là một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, ông được coi là vị vua “sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr. 387). Theo em, vì sao vua Lê Thánh Tông lại được đánh giá cao như vậy? Chia sẻ hiểu biết của em về những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông, cũng như kết quả, ý nghĩa của các chính sách đó.
Trả lời
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Cải cách dưới triều vua Lê Thánh Tông có tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Nội dung của cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế và văn hóa, trong đó trọng tâm là cải cách về hành chính.
+ Thành công của công cuộc cải cách đã đưa tới sự xác lập của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liên theo đường lối pháp trị. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn. Đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của Đại Việt cũng có những biến đổi lớn.
+ Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao, đồng thời đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt trong nhiều thế kỉ sau đó.
Câu hỏi trang 65 Lịch Sử 11: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
Lời giải:
- Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định. Tuy nhiên, bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn chế.
+ Ở trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay các quan đại thần - những võ quan, công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã ảnh hưởng đến tính tập quyền của nhà nước. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng,… ngày càng phổ biến.
+ Ở địa phương, đất nước rộng lớn nhưng chỉ chia làm 5 đạo (Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây), khiến cho quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn. Đây là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
=> Trong bối cảnh đó, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.
Xem thêm lời giải bài tập sgk Lịch sử 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)