Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. Nếu chọn một thành tựu
191
05/12/2023
Luyện tập 1 trang 19 Lịch Sử 8: Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. Nếu chọn một thành tựu làm biểu tượng của cách mạng công nghiệp, em sẽ chọn thành tựu nào? Tại sao?
Trả lời
(*) Bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp
Quốc gia
|
Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp
|
Năm
|
Nhà phát minh
|
Tên phát minh
|
Anh
|
1764
|
Giêm Ha-gri-vơ
|
Máy kéo sợi Gien-ni
|
1769
|
R. Ác-rai
|
Máy kéo sợi chạy bằng sức nước
|
1784
|
Giêm Oát
|
Máy hơi nước
|
1784
|
Hen-ri Cót
|
Kĩ thuật dùng than cốc luyện gang thành sắt
|
1785
|
E. Các-rai
|
Máy dệt
|
1814
|
Xti-phen-xơn
|
Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước
|
Mĩ
|
1793
|
E. Whitney
|
Máy tỉa hạt bông
|
1807
|
Phơn-tơn
|
Tàu thủy chạy bằng hơi nước
|
1831
|
C.M. Cô-míc
|
Máy gặt cơ khí
|
1838
|
S. Moóc-xơ
|
Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ
|
(*) Thành tựu tiêu biểu nhất của cách mạng công nghiệp
- Lựa chọn: Động cơ hơi nước.
- Giải thích:
+ Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa
Xem thêm lời giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ
Bài 2: Cách mạng công nghiệp
Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn
Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII