Làm rõ sự chuyển đổi từ điểm nhìn của người kể chuyện sang điểm nhìn của nhân vật trong mạch trần thuật của đoạn trích.
Trả lời:
- Hai câu đầu của đoạn là sự trần thuật khách quan của người kể. Đến nửa sau của câu 3, từ “bỗng chợt nhận ra”, sự trần thuật khách quan đã nhường chỗ cho cảm nhận chủ của nhân vật Tràng. Chỉ có Tràng mới cảm thấy sâu sắc sự “mới mẻ, khác lạ của những gì xung quanh. Ngoại trừ Tràng, không ai biết “mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa” đã từng được “vắt khươm mươi niên” và ở lối đi sạch sẽ, trước đó từng “tung bành” một “đống rác mùn”.
- Ở đoạn tiếp theo, ba câu đầu trở lại với sự trần thuật khách quan miêu tả hành động của mẹ và vợ Tràng. Tiếp đó là những câu nối mạch thể hiện cảm nhận chủ quan của nhân vật Tràng về cảnh tượng trước mắt, suy nghĩ và hi vọng về gia đình và tương lai của hắn.
Sự chuyển đổi từ điểm nhìn của người kể chuyện sang điểm nhìn của nhân vật thường rất nhẹ nhàng, tế nhị nhưng đã thể hiện được những biến chuyển trong nhận thức của nhân vật Tràng trong khung cảnh ngày mới.