Kể lại cho ngời thân nghe câu chuyện Hàng xóm của tắc kè và nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện
409
16/06/2023
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 135 Vận dụng: Kể lại cho ngời thân nghe câu chuyện Hàng xóm của tắc kè và nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại câu chuyện Hàng xóm của tắc kè để kể lại cho người thân và nêu lên cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
Trả lời
Hàng xóm của tắc kè
Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè đều là cư dân của xóm Bờ Giậu.
Cụ cóc đã nghỉ hưu từ lâu. Thằn lằn là thợ săn. Nhái xanh là vận động viên nhảy xa. Ốc sên là người mẫu. Chỉ có tắc kè là ít khi thấy mặt, không mấy ai biết bác làm nghề gì. Nhà của bác ở góc bức tường rêu, nơi có mấy mảnh vữa đã bong tróc vì mưa nắng.
Một hôm, thằn lằn than phiền:
- Hôm qua tắc kè kêu gì thế nhỉ?
Ốc sên đang chuẩn bị đi làm, nghe thấy thế cũng góp chuyện:
- Tôi cũng nghe thấy.
Nhái xanh lắc đầu:
- Thế cô có nghe rõ bác ấy kêu gì không?
- Chắc là… Chắc là…
- Chắc là sao?
- Tôi cứ nghe bác ấy tặc lưỡi “chắc là, chắc là…” chứ làm sao biết “chắc là” cái gì.
Cụ cóc từ trong hang chống gậy đi ra. Cụ nhìn mọi người, ho khụ khụ:
- Bác tắc kè kêu “đã về, đã về”. Bác ấy làm việc dự báo ở đài khí tượng thủy văn, xa lắm. Được về thăm nhà mừng quá, vừa đến đầu ngõ đã phải kêu lên cho người nhà biết. Hơi ồn một chút, nhưng mình nên thông cảm cho bác ấy.
Thằn lằn, ốc sên, nhái xanh ngơ ngác nhìn nhau. Ồ, hóa ra là thế. Vậy tối nay phải đến thăm bác tắc kè chứ nhỉ. Chẳng gì thì cũng là hàng xóm láng giềng với nhau, mà lâu lắm bác ấy mới về thăm nhà…
- Sau khi nghe câu chuyện Hàng xóm của tắc kè, con cảm thấy là hàng xóm thì cần phải tôn trọng và thông cảm cho nhau.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 27: Những chiếc áo ấm
Bài 28: Con đường của bé
Bài 29: Ngôi nhà trong cỏ
Bài 30: Những ngọn hải đăng
Bài 31: Người làm đồ chơi
Bài 32: Cây bút thần