Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức)

Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,425 mol. Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp T gồm hai muối và 28,6 gam hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,25 mol O2, thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,15 mol H2O. Khối lượng của X trong m gam E là

A. 2,64 gam.           
B. 3,70 gam.             
C. 2,96 gam.            
D. 3,30 gam.

Trả lời

nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,7 —> nO(T) = 1,4

Bảo toàn O —> nCO2 = 0,35

—> nC(T) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,7

—> T có nC = nNa —> T gồm HCOONa (0,3) và (COONa)2 (0,2)

(Bảo toàn H tính nHCOONa rồi bảo toàn Na tính n(COONa)2)

Bảo toàn khối lượng —> mE = 47,8

Đốt E tạo nCO2 = u và nH2O = v —> u – v = 0,425

mE = 12u + 2v + 1,4.16 = 47,8

—> u = 1,875; v = 1,45

Bảo toàn C —> nC(Ancol) = 1,175

Bảo toàn H —> nH(Ancol) = 3,3

—> nAncol = nH/2 – nC = 0,475

Trong 2 ancol phải có 1 ancol đơn chức; ancol còn lại 2 chức hoặc 3 chức.

TH1: Ancol gồm AOH (0,25) và B(OH)2 (0,225) (Bấm hệ nAncol và nO để tính số mol)

nC(Ancol) = 0,25CA + 0,225CB = 1,175

—> 10CA + 9CB = 47 —> CA = 2 và CB = 3 là nghiệm duy nhất.

Ancol gồm C2H5OH (0,25) và C3H6(OH)2 (0,225).

X là HCOOC2H5: 0,05 mol

Z là HCOO-C3H6-OOC-COO-C2H5: 0,2 mol

Vì nC3H6(OH)2 > n(COONa)2 nên Y là (HCOO)2C3H6: 0,025 mol

—> mX = 3,7 gam

(Lưu ý: Tính trước nY = nC3H6(OH)2 – n(COONa)2, từ đó tính nX và nZ)

TH2: Ancol gồm AOH (0,3625) và B(OH)3 (0,1125) (Bấm hệ nAncol và nO để tính số mol)

Loại ngay trường hợp này vì nHCOONa = 0,3 không đủ để kết hợp với nB(OH)3 = 0,1125.

Chọn B

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả