Hoàn thành bảng về vùng Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng Nam Bộ vào vở

Câu 2 trang 121 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng về vùng Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng Nam Bộ vào vở.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 29: Ôn tập

Trả lời

 

Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Nam Bộ

Địa hình

- Phía tây là địa hình đồi núi; phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp.

- Ven biển thường có các cồn cát và đầm phá.

- Địa hình cao, gồm các cao nguyên xếp tầng, cao ở phía đông và thấp dần về phía tây.

- Địa hình đồng bằng, thấp, bằng phẳng.

- Có nhiều vũng trũng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Khí hậu

- Có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam dãy Bạch Mã.

 

- Nhiệt độ cao, trung bình trên 20°C.

- Khí hậu chia hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).

- Nhiệt độ cao, trung bình trên 27°C.

- Khí hậu chia hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).

Dân cư

- Là nơi sinh sống của dân tộc: Kinh, Chăm, Thái, Mường,…

- Vùng có mật độ dân cư đông đúc.

- Là nơi sinh sống của dân tộc: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Ma Xơ Đăng…

- Vùng có mật độ dân cư thưa thớt.

- Là nơi sinh sống của dân tộc: Kinh, Khơme, Hoa, Chăm,...

- Vùng có mật độ dân cư đông đúc.

Một số nét văn hóa

- Vùng đất hội tụ nhiều di sản thế giới.

- Vùng đất của lễ hội.

- Dựng nhà sàn.

- Trang phục may từ vải thổ cẩm, hoa văn sặc sỡ.

- Nhiều lễ hội độc đáo.

- Có nhiều loại hình nhà ở khác nhau.

- Chợ nổi.

- Trang phục truyền thống là áo bà ba và khăn rằn.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Bài 25: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Bài 26: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Bài 27: Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 28: Địa đạo Củ Chi

Bài 29: Ôn tập