Hình như trong khoảnh khắc chùng lại Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc
Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích sau:
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khẩu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân giả, chơi đàn hết nia thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: "Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nữa với "... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh! Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hưởng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khỏi, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cũ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trưởng đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phủ sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hoả nó lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chỉ tình trở lại tìm Kim Trạng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: "Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ... ". Lời thể ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm long người dân nơi Châu Hoa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.200-201)
Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện qua đoạn trích.