Hình bên minh họa cho một pin Galvani, trong đó phản ứng oxi hóa có tỏa nhiệt được sử dụng

Hình bên minh họa cho một pin Galvani, trong đó phản ứng oxi hóa có tỏa nhiệt được sử dụng để tạo ra năng lượng điện. Do kẽm là một chất khử mạnh hơn đồng, do đó electron di chuyển ở mạch ngoài từ cực kẽm sang cực đồng. Ion Cu2+ nhận electron bao phủ trên bề mặt cực đồng.

Hình bên minh họa cho một pin Galvani, trong đó phản ứng oxi hóa có tỏa nhiệt được sử dụng (ảnh 1)

Anot là nơi diễn ra quá trình oxi hóa. Anot: Zn → Zn2+ + 2e.

Catot là nơi diễn ra quá trình khử. Catot: Cu2+ + 2e → Cu.

Phản ứng tổng cộng trong pin: Zn + Cu2+ → Zn2+ +Cu

Người ta thay miếng kẽm bằng miếng bạc nguyên chất và thay dung dịch ZnSO4 bằng dung dịch AgNO3. Chiều của dòng các electron di chuyển ở mạch ngoài và kim loại làm anot lần lượt là

A. Ag sang Cu; Ag.        
B. Ag sang Cu; Cu.          
C. Cu sang Ag; Ag.    
D. Cu sang Ag; Cu.

Trả lời

Theo dữ kiện đề bài cung cấp, kim loại có tính khử mạnh hơn thì đóng vai trò anot, nên giữa Cu và Ag, Cu có tính khử mạnh hơn nên Cu đóng vai trò anot. Vậy electron di chuyển từ Cu sang Ag.

Chọn B

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả