Hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra nửa đầu thế kỉ XX đã có những tác động gì tới tình hình thế giới.
Hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra nửa đầu thế kỉ XX đã có những tác động gì tới tình hình thế giới.
Hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra nửa đầu thế kỉ XX đã có những tác động gì tới tình hình thế giới.
♦ Tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Bản đồ chính trị châu Âu thay đổi sâu sắc với sự sụp đổ của 4 đế quốc lớn (đế quốc Nga, Đức, Áo – Hung và Ốt-tô-man).
- Thế và lực giữa các nước tư bản cũng có nhiều chuyển biến: trong khi các nước tư bản châu Âu (dù thắng hay bại trận) đều suy sụp vì chiến tranh, thì 2 nước tư bản ngoài châu Âu là Mỹ và Nhật Bản có điều kiện vươn lên nhanh chóng.
- Hiệp ước Vécxai - Oasinhtơn được kí kết tạo nên một trật tự thế giới mới dựa trên sức mạnh và đua tranh của chủ nghĩa đế quốc; mâu thuẫn giữa các nước lớn càng ngày càng bị khoét sâu hơn.
- Sự tham chiến của các nước đế quốc tác động sâu sắc tới tình hình chính trị - xã hội ở chính quốc cũng như thuộc địa. Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt ngay trong lòng các nước tư bản. Phong trào giải phóng ở các thuộc địa diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 tạo ra chuyển biến quan trọng trong quan hệ quốc tế.
♦ Tác động của chiến tranh thế giới thứ hai:
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động sâu sắc vào quan hệ quốc tế. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc đã khẳng định được sức mạnh vượt trội của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhờ đó, nhân dân nhiều nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Chiến tranh đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước lớn. Một trật tự thế giới mới được hình thành được gọi là Trật tự hai cực Ianta, đứng đầu hai phe là Liên Xô và Mỹ.
- Chiến tranh giữa các đế quốc đã tạo thời cơ cho nhiều nước thuộc địa đứng lên giải phóng, giành độc lập dân tộc. Một số nước đã lựa chọn đi theo chủ nghĩa xã hội.
- Xu thế hòa bình, nguyên tắc bình đẳng, chủ quyền giữa các quốc gia trở thành nền tảng trong hợp tác quốc tế. Liên hợp quốc ra đời trở thành tổ chức quốc tế thúc đẩy hợp tác, đấu tranh, góp phần duy trì nền hòa bình thế giới.
♦ Điểm giống và khác nhau về tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới
- Giống nhau: Chiến tranh kết thúc đã tác động sâu sắc tới tình hình thế giới:
+ Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
+ Tương quan lực lượng giữa các cường quốc có sự thay đổi.
+ Một trật tự thế giới mới được xác lập sau chiến tranh.
+ Dẫn đến sự ra đời của các tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
+ Thúc đẩy phong trào cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới
- Khác nhau:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất:
▪ Trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được xác lập.
▪ Phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc phát triển, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế.
▪ Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc diễn ra chủ yếu trong thế giới tư bản.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai:
▪ Trật tự hai cực Ianta được xác lập, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
▪ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, đưa đến sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
▪ Có sự thay đổi tương quan lực lượng giữa Mỹ và Liên Xô, giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.