Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em
Luyện tập 2 trang 17 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.
Luyện tập 2 trang 17 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.
(*) Tham khảo: giới thiệu Hội Gióng ở đền Phù Đổng
- Hội Gióng ở đền Phù Đổng gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời. Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng.
- Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch. Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế Thánh, sau đó là các nghi lễ, như: lễ rước nước lau rửa tự khí; lễ rước cờ “lệnh”; lễ khám đường, lễ duyệt tướng … Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh: trận thứ nhất - đánh cờ ở Đống Đàm và trận thứ hai - đánh cờ ở Soi Bia.
- Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới ngày nay, Hội Gióng ở đền Phù Đổng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em
Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em
Bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ