Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. a) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc
148
30/12/2023
Bài 16 trang 21 SBT Toán 7 Tập 2:
Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần.
a) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số không nhỏ hơn 3”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.
b) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 4”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.
c) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 5 dư 1”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.
Trả lời
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:
A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
a) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có bốn số không nhỏ hơn 3 là: 3, 4, 5, 6.
Vậy có bốn kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm không nhỏ hơn 3” là: mặt 3 chấm, mặt 4 chấm, mặt 5 chấm, mặt 6 chấm, (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).
b) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có một số chia hết cho 4 là: 4.
Vậy có một kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 4” là: mặt 4 chấm, (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).
c) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có hai số chia hết cho 5 dư 1 là: 1, 6.
Vậy có hai kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 5 dư 1” là: mặt 1 chấm, mặt 6 chấm, (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng
Bài 4: Biểu đồ quạt tròn
Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
Bài tập cuối chương 5
Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số