Gieo 2 con xúc xắc cân đối và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên mỗi con xúc xắc

Toán lớp 6 trang 102 Bài 4: Gieo 2 con xúc xắc cân đối và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên mỗi con xúc xắc.

Hãy đánh giá xem các sự kiện sau là chắc chắn, không thể hay có thể xảy ra.

a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1.

b) Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1.

c) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1.

d) Hai mặt xuất hiện cùng số chấm.

Trả lời

Số chấm xuất hiện ở mỗi mặt của con xúc xắc là: 1; 2; 3; 4; 5; 6.

a) Số chấm xuất hiện ở mặt nhỏ nhất của con xúc xắc là 1.

Do đó, tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ nhất là: 1 + 1 = 2 (chấm).

Hay tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn hoặc bằng 2.

Vậy sự kiện “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” không thể xảy ra.

b) Khi số chấm xuất hiện trên mỗi con xúc xắc đều là 1, thì tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là: 1 . 1 = 1 (chấm)

Còn các trường hợp khác tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều lớn hơn 1.

Vậy sự kiện “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” có thể xảy ra.

c) Số chấm xuất hiện ở mặt nhỏ nhất của con xúc xắc là 1.

Do đó, tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ nhất là: 1 + 1 = 2 (chấm).

Hay tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn 1.

Vậy sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn 1” chắc chắn xảy ra.

d) Hai mặt của con xúc xắc có cùng số chấm đều là: 1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm.

Còn các trường hợp còn lại thì số chấm xuất hiện trên mỗi mặt của con xúc xắc sẽ khác nhau.

Vậy sự kiện “Hai mặt xuất hiện cùng số chấm” có thể xảy ra.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Góc

Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt

Bài tập cuối chương 8

Bài 1: Phép thử nghiệm - Sự kiện

Bài 2: Xác suất thực nghiệm

Bài tập cuối chương 9

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả