Giả sử trong buổi sinh hoạt ngoại khóa của lớp vào tuần tới, nhóm em đăng kí

Giả sử trong buổi sinh hoạt ngoại khóa của lớp vào tuần tới, nhóm em đăng kí trình bày về một vấn đề của văn bản “Đổi tên cho xã” (trích từ vở hài kịch “Bệnh sĩ” của Lưu Quang Vũ), em sẽ trình bày bài giới thiệu của nhóm em như thế nào?

Trả lời

a) Chuẩn bị

– Đọc kĩ yêu cầu của bài tập; xác định những từ ngữ quan trọng để biết yêu cầu về thể loại, nội dung, phạm vi bài trình bày và đối tượng người nghe.

– Xem lại nội dung đọc hiểu đoạn trích Đổi tên cho xã (Bài 4).

– Xác định vấn đề nhóm sẽ trình bày. Ví dụ: một nhân vật trong đoạn trích (ông Toàn Nha, Văn Sửu, ông Độp,...), thông điệp của đoạn trích (phê phán thói háo danh, sĩ diện, “bệnh” ảo tưởng, ấu trĩ,...), thủ pháp trào phúng gây cười (hành động, lời nói khoa trương, lố bịch của ông chủ tịch xã, vị thư kí, một số người dân),...

– Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

Ví dụ, chọn vấn đề: thủ pháp trào phúng gây cười trong đoạn trích Đổi tên cho xã. – Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Em sẽ trình bày về vấn đề gì trong đoạn trích Đổi tên cho xã?

+ Vấn đề đó thể hiện trong tác phẩm như thế nào?

+ Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện giá trị tư tưởng của đoạn

trích kịch?

– Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:

*Mở đầu: Giới thiệu vấn đề trình bày: thủ pháp trào phúng trong đoạn trích kịch Đổi tên cho xã.

*Nội dung chính:

+ Nêu lên một số biểu hiện của thủ pháp trào phúng có trong đoạn trích (ví dụ: tình huống, nhân vật, bối cảnh...).

+ Lí giải về ý nghĩa, tác dụng của thủ pháp trào phúng đối với việc thể hiện nội dung, tư tưởng của đoạn trích.

*Kết thúc: Khẳng định sự thành công của tác giả trong việc sử dụng thủ pháp trào phúng để tô đậm chất bi hài của đoạn trích kịch; cảm xúc, suy nghĩ của em về giá trị của đoạn trích; bài học rút ra.

c) Nói và nghe

Bài nói tham khảo:

Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã cho người đọc thấy được tác hại của bệnh sĩ diện và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng, xã hội chỉ thông qua sự việc đổi tên của xã Hùng Tâm.

 Xã Hùng Tâm mở cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người. Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội. Ông Nha là một người sống giả dối và tham vọng một cách mù quáng. Ông mong ước xây dựng và phát triển một xã khoa học để ông vẻ vang với các xã khác và với cấp trên. Ông tìm hiểu những nơi khác nhưng chỉ tìm hiểu một cách hời hợt, chưa có sự phân tích tình hình thực tế của xã mình đã vội vàng đổi mới. Ông muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những thứ vốn là cần câu cơm của người dân nơi đây. Ông nói những từ ngữ khoa chương, lố bịch như " Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học... Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở". Ông nói rất cao siêu nhưng thực tế thì phũ phàng bởi những lời ông nói chỉ là sáo rỗng, ông phong chức một cách tràn lan nhưng thực tế thì chẳng ra đâu vào đâu, chính những người giữ chức đó còn chẳng hiểu mình sẽ làm gì.

Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một tên hoạn lợn lại được phong cho làm chức Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm; Ông Thình vốn là đội trưởng đội làm những nghề phụ của xã lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...

Ngôn ngữ của ông không phù hợp với một cuộc họp mang tính chất trang nghiêm. Lời nói có nhiều từ ngữ không rõ nghĩa như: ta bung ra, ta bung ra pháo. Điều buồn cười nữa là ở chỗ ông muốn phát triển kinh tế nhưng những công việc vốn là lợi thế ở xã lại triệt để vứt bỏ, chuyển sang sản xuất pháo, thứ mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng không hiểu rõ. Ông Nha càng cố nói những từ khoa học, thì càng lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của mình như Trung tâm Công nghệ mà chỉ sản xuất có pháo.

Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế. Kết quả là một loạt các chức danh mới được tạo ra nhưng không khoa học và rối loạn.

         Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện. Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói sáo rỗng, giả dối, lố bịch.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả