Hệ thống luận điểm và cách sắp xếp:
- Thu ẩm quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất.
- Thu vịnh phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu. Trong ba bài thơ, bài Thu vịnh mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ cái cao.
- Thu điếu dừng lại ở 1 không gian thời gian cụ thể: Trên 1 ao thu,vào 1 chiều thu,1 ông già ngồi trên chiếc thuyền bé tẻo teo. Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.
- 3 bài thơ là 3 cảnh trí khác nhau, màu sắc khác nhau, âm hưởng khác nhau nhưng đều thể hiện: Tâm sự non nước đầy vơi của nhà thơ.
|
Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 1:
- Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu.
Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 2:
- Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu.
Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 3:
- Cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động;...
Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 4:
- Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hoa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.
|
Nhận xét về cách người viết sử dụng, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng: Tác giả phân tích giúp người đọc dễ hiểu và cảm nhận trọn vẹn về bức tranh thiên nhiên mùa thu của quê hương đất nước Việt Nam đồng thời gắn liền với thế sự và hình ảnh thân quen của nước nhà như cây tre, ao cá, đông ruộng nông thôn,…
|
Kinh nghiệm đọc một tác phẩm văn học hoặc phân tích một tác phẩm văn học em rút ra được từ việc đọc văn bản:
- Cần tìm được đúng luận đề, các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để đọc hiểu tác phẩm đúng theo hệ thống luận điểm đưa ra.
|