Em hãy xử lý các tình huống sau: - Tình huống a. Do mâu thuẫn trong nhóm học tập nên K tung tin
108
22/01/2024
Bài tập 4 trang 54 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
- Tình huống a. Do mâu thuẫn trong nhóm học tập nên K tung tin sai sự thật trên mạng xã hội, nói M là người không biết giữ lời hứa, vay tiền không trả,....
1/ Hành vi của K đã xâm phạm tới quyền nào của M?
2/ Theo em, M nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
- Tình huống b. P và T chơi thân với nhau. Khi đến nhà T chơi, P thấy nhật kí của T để trên bàn nên đã tò mò giở ra xem thì biết T đang âm thầm thích một bạn trong lớp nên P trêu trọc T. T tỏ thái độ không vui và có ý trách P, còn P cho rằng đã là bạn thân của nhau thì không nên giấu nhau bất cứ điều gì.
1/ Em có đồng tình với việc làm của P không? Vì sao?
2/ Việc làm của P đã xâm phạm tới quyền gì của T?
Trả lời
- Tình huống a.
+ Yêu cầu số 1: việc K tung tin sai sự thật về M đã làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của M => Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền con người của M (Điều 20, Hiến pháp năm 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm).
+ Yêu cầu số 2: Để bảo vệ quyền lợi của mình, M nên: yêu cầu K chấm dứt hành vi tung tin sai sự thật, đồng thời yêu cầu K công khai đính chính và xin lỗi mình. Nếu K không thực hiện những yêu cầu đó, M có thể trình báo sự việc tới ban giám hiệu nhà trường hoặc cơ quan công an để nhờ sự giúp đỡ.
- Tình huống b.
+ Yêu cầu số 1: Em không đồng tình với việc làm của P, vì: việc P đọc trộm nhật kí của T đã xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của T; việc P trêu trọc T còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí của T; đồng thời cũng khiến cho tình bạn giữa P và T bị rạn nứt.
+ Yêu cầu số 2: Hành vi của P đã xâm phạm đến quyền con người của T (Điều 21, Hiến pháp năm 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mât gia đình…).
Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam