♦ Yêu cầu số 1: Phân tích các trường hợp
- Trường hợp 1: Các hành vi, việc làm phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp A là:
+ Luôn trung thực về chất lượng sản phẩm đã cam kết với khách hàng.
+ Tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thu nhập và nhu cầu của khách hàng.
+ Chủ động tham khảo ý kiến phản hồi của khách hàng để điều chỉnh, cải tiến sản phẩm.
+ Thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng tận tâm, tận tụy.
- Trường hợp 2: Các hành vi, việc làm phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp B là:
+ Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.
+ Áp dụng mô hình và công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Đảm bảo lợi ích chính đáng theo đúng cam kết với người lao động
- Trường hợp 3: Các hành vi, việc làm chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh của công ty P là: làm hàng giả, hàng nhái theo thương hiệu của một hãng mĩ phẩm nước ngoài nhằm thu lợi nhuận bất chính.
♦ Yêu cầu số 2:
- Các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh:
+ Tôn trọng và tuân thủ đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước.
+ Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh.
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1: các chủ thể sản xuất kinh doanh cần thực hiện đúng nghĩa vụ đóng thuế; thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ,…
+ Ví dụ 2: trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không nên thông đồng với nhau để bán phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; không nên thực hiện hành vi đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ; không đưa ra những thông tin chưa được kiểm chứng/ thông tin sai sự thật,… gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đối thủ,…
♦ Yêu cầu số 3:
- Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:
+ (1) Buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
+ (2) Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
+ (3) Thiếu tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; thực hiện không đúng các cam kết về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với người lao động…
+ (4) Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: bán phá giá; đánh cắp thông tin, bí mật thương mại của đối thủ; đưa ra những thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật về đối thủ,…
- Đề xuất cách xử lí:
+ Đối với hành vi (1):
▪ Tuyên truyền để người tiêu dùng đề cao cảnh giác
▪ Tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức như: cơ quan quản lí thị trường; Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng,…
▪ Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng,…
▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.
+ Đối với hành vi (2):
▪ Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.
+ Đối với hành vi (3):
▪ Tuyên truyền để người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ các quy định pháp luật trong Bộ Luật lao động năm 2019.
▪ Có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019.
▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.
+ Đối với hành vi (4): Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.