Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau: Tình huống 1. Gần đến ngày thi học kì, nhóm học sinh gồm bạn M

Luyện tập 3 trang 26 GDCD 8Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau:

Tình huống 1. Gần đến ngày thi học kì, nhóm học sinh gồm bạn M, bạn K, bạn T, bạn N đến thư viện trường để đọc sách. Trong lúc mọi người đang im lặng, tập trung thì bạn M và bạn K vừa đọc sách vừa cười đùa lớn tiếng. Thấy vậy, cô thủ thư đến nhắc nhở hai bạn cần giữ trật tự, chấp hành nội quy của thư viện. Tuy nhiên, chỉ được một lúc thì cả hai lại tiếp tục đùa giỡn, gây ồn ào. Lúc này, bạn T quay sang nói với bạn M và bạn K: “Các bạn không nên làm ồn, ảnh hưởng đến những bạn khác”. Không những không nghe mà bạn M và bạn K còn trả lời: "Thư viện có phải là của bạn đâu mà sao khó chịu vậy!”.

Câu hỏi: Nếu là bạn N, em sẽ khuyên bạn M và bạn K như thế nào?

Tình huống 2. Bạn M là học sinh lớp 8A. Bạn M siêng năng học tập và tích cực tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường, địa phương tổ chức. Sau mỗi hoạt động, bạn M thường đăng các hình ảnh lên trang mạng xã hội của cá nhân. Do không thích bạn M nên bạn C hay vào bình luận theo hướng tiêu cực và cho rằng, bạn M cố tình thể hiện, khoe khoang. Đã vậy, bạn C còn rủ rê các bạn khác cùng vào mạng xã hội nói xấu bạn M. Bạn M rất buồn và tự nhủ: “Mình có làm gì sai đâu mà bạn C lại đối xử với mình như vậy". Bạn M định gặp bạn C để trao đổi nhưng chưa biết nên nói như thế nào.

Câu hỏi: Nếu là bạn M, em sẽ ứng xử tình huống trên như thế nào?

Trả lời

- Giải quyết tình huống 1: Nếu là N, em sẽ khuyên các bạn M và K rằng: thư viện là không gian học tập, đọc sách chung của mọi người. Vì vậy, chúng ta nên giữ trật tự, tập trung vào việc đọc sách hoặc ôn tập kiến thức, các bạn không nên đùa nghịch, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

- Giải quyết tình huống 2: Nếu là bạn M, em nên:

+ Gặp mặt, trao đổi thẳng thắn với bạn C để giải quyết khúc mắc (nếu có) giữa mình và C (trong lúc trao đổi, cần chú ý: giữ thái độ bình tĩnh, ôn hòa; tránh những thái độ và lời nói mang tính tiêu cực, thách thức).

+ Giải thích để C hiểu: việc mình đăng ảnh lên mạng xã hội không nhằm mục đích khoe khoang, mà chỉ muốn lưu giữ những kỉ niệm đẹp của bản thân trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa; đồng thời cũng muốn lan tỏa và khuyến khích, cổ vũ các bạn khác cùng tham gia.

+ Phân tích để C hiểu: việc C và nhóm bạn vào mạng xã hội để nói xấu M đã gây tổn thương đến M và đây cũng là một biểu hiện của hành vi bạo lực học đường. Khuyên C và các bạn hãy chấm dứt hành động đó.

+ Trong trường hợp, sau khi tâm sự, trao đổi với C, bạn C không thay đổi mà vẫn tiếp diễn những hành vi trên, M nên trao đổi sự việc với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ.

Xem thêm lời giải SGK GDCD lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả