Câu hỏi:
29/02/2024 45
Em hãy đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau: Có nhiều giả thuyết nói về nguồn gốc Hệ Mặt Trời, trong số đó có thể kể đến giả thuyết của Kant và Fesenkov. Năm 1755, Kant là một nhà triết học người Đức, cho rằng Hệ Mặt Trời được hình thành từ đám mây bụi vũ trụ có thể là chất khí hay chất rắn nát, vụn nguội lạnh và bất động. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn, đám mây bụi chuyển động và bị tách ra thành nhiều mảng. Khối lớn nhất ở trung tâm thu hút thêm "bụi" ở xung quanh và lớn dần lên, tạo thành Mặt Trời. Các mảng nhỏ ở xung quanh tiếp tục chuyển động quanh mảng lớn và thu hút thêm vật chất về phía mình, để tạo nên các hành tinh, vệ tinh, và tiểu hành tinh.
Fesenkov – một nhà khoa học Liên Xô, tin rằng Mặt Trời và các hành tinh hình thành đồng thời nhau, và có cùng một nguồn gốc vật chất, đó là đám mây hơi bụi dày đặc hình sợi. Trong đám mây đó hình thành một ngôi sao, trên mặt phẳng xích đạo của nó có lớp hơi – bụi cùng loại bao quanh. Sau đó Mặt Trời nguyên thủy quay rất nhanh, làm các vật chất trên mặt phẳng xích đạo bị văng ra xa. Vật chất trước và sau khi tách vẫn tiếp tục quay, nguội dần và tạo thành Hệ Mặt Trời ngày nay. Theo Fesenkov hành tinh ở xa hình thành trước, như vậy Hải Vương tinh có trước rồi đến sau cùng là Thủy tinh.
a. Nhận xét về kích thước của hệ Mặt Trời và Trái Đất.
b. Cho biết cấu tạo hệ Mặt Trời gồm những gì?
c. Trong hệ Mặt Trời, có bao nhiêu thiên thể có khả năng tự phát sáng, đó là những thiên thể nào?
d. Lực nào đã làm các hành tinh, thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.
Em hãy đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau: Có nhiều giả thuyết nói về nguồn gốc Hệ Mặt Trời, trong số đó có thể kể đến giả thuyết của Kant và Fesenkov. Năm 1755, Kant là một nhà triết học người Đức, cho rằng Hệ Mặt Trời được hình thành từ đám mây bụi vũ trụ có thể là chất khí hay chất rắn nát, vụn nguội lạnh và bất động. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn, đám mây bụi chuyển động và bị tách ra thành nhiều mảng. Khối lớn nhất ở trung tâm thu hút thêm "bụi" ở xung quanh và lớn dần lên, tạo thành Mặt Trời. Các mảng nhỏ ở xung quanh tiếp tục chuyển động quanh mảng lớn và thu hút thêm vật chất về phía mình, để tạo nên các hành tinh, vệ tinh, và tiểu hành tinh.
Fesenkov – một nhà khoa học Liên Xô, tin rằng Mặt Trời và các hành tinh hình thành đồng thời nhau, và có cùng một nguồn gốc vật chất, đó là đám mây hơi bụi dày đặc hình sợi. Trong đám mây đó hình thành một ngôi sao, trên mặt phẳng xích đạo của nó có lớp hơi – bụi cùng loại bao quanh. Sau đó Mặt Trời nguyên thủy quay rất nhanh, làm các vật chất trên mặt phẳng xích đạo bị văng ra xa. Vật chất trước và sau khi tách vẫn tiếp tục quay, nguội dần và tạo thành Hệ Mặt Trời ngày nay. Theo Fesenkov hành tinh ở xa hình thành trước, như vậy Hải Vương tinh có trước rồi đến sau cùng là Thủy tinh.
a. Nhận xét về kích thước của hệ Mặt Trời và Trái Đất.
b. Cho biết cấu tạo hệ Mặt Trời gồm những gì?
c. Trong hệ Mặt Trời, có bao nhiêu thiên thể có khả năng tự phát sáng, đó là những thiên thể nào?
d. Lực nào đã làm các hành tinh, thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.
Trả lời:
a. Hệ Mặt Trời có kích thước vô cùng lớn so với Trái Đất.
b. Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
c. Trong hệ Mặt Trời, chỉ có Mặt Trời có khả năng tự phát sáng.
d. Lực hấp dẫn đã làm các hành tinh, thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.
a. Hệ Mặt Trời có kích thước vô cùng lớn so với Trái Đất.
b. Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
c. Trong hệ Mặt Trời, chỉ có Mặt Trời có khả năng tự phát sáng.
d. Lực hấp dẫn đã làm các hành tinh, thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.