Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại
Câu hỏi trang 36 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại?
Câu hỏi trang 36 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại?
- Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Vác-na là bộ luật hà khắc Manu do giai thống trị người Arya đặt ra (bộ luật Manu quy định những người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp trên).
- Chế độ đẳng cấp Vác-na là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công, vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền; tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại.
- Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Vác-na có vai trò nhất định trọng việc duy trì sự ổn định của xã hội Ấn Độ cổ đại, vì:
+ Chế độ đẳng cấp Vác-na được xây dựng đồng thời trên cơ sở pháp lý (bộ luật Manu) và cơ sở tôn giáo). Theo niền tin của các tín đồ Hin-đu giáo, các đẳng cấp được ra đời từ các bộ phận trên cơ thể của thần Brama:
§ Đẳng cấp Bra-man sinh ra từ miệng của thần.
§ Đẳng cấp Ksa-tri-a sinh ra từ vai và cánh tay của thần.
§ Đẳng cấp Vai-si-a sinh ra từ bụng và đùi của thần.
§ Đẳng cấp Su-đra sinh ra từ gót chân của thần.
=> Trong quan niệm của Hin-đu giáo, trật tự của các đẳng cấp là sản phẩm của thần linh, vì vậy không thể nào thay đổi được.
+ Do ra đời trên cơ sở pháp lý và tôn giáo nên chế độ đẳng cấp Vác-na góp phần quan trọng trong việc trấn áp sự phản kháng của các đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên => xã hội Ấn Độ cổ đại duy trì được sự ổn định.
- Sự phân biệt đẳng cấp tồn tại dai dẳng trong lịch sử Ấn Độ. Cho tới ngày nay, những tàn dư của chế độ phân biệt đẳng cấp vẫn tồn tại trong lòng xã hội Ấn Độ hiện đại khiến hàng trăm triệu người Ấn Độ bị xa lánh, kì thị và ngược đãi.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy
Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII