Dụng cụ: - Một lực kế có giới hạn đo 2 N; - Cân điện tử; - Quả nặng bằng nhựa 130 g

Hoạt động 1 trang 74 KHTN 8Dụng cụ:

- Một lực kế có giới hạn đo 2 N;

- Cân điện tử;

- Quả nặng bằng nhựa 130 g;

- Bình tràn; ống đong; giá thí nghiệm.

Tiến hành thí nghiệm:

- Treo quả nặng vào lực kế được móc trên giá thí nghiệm. Số chỉ của lực kế là P.

- Nhúng quả nặng vào bình tràn đựng đầy nước (Hình 17.4).

Dụng cụ: Một lực kế có giới hạn đo 2 N

- Khi nước từ bình tràn chảy ra ống đong đạt giá trị 20 cm3, đọc giá trị F1 trên lực kế.

- Ghi giá trị lực đẩy Archimedes có độ lớn P – F1 vào vở theo mẫu Bảng 17.1.

- Dùng cân điện tử đo khối lượng nước từ bình tràn chảy ra ống đong và tính trọng lượng của lượng nước đó, ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1.

- Tiếp tục nhúng quả nặng chìm xuống khi nước trong bình tràn chảy ra lần lượt là 40 cm3, 60 cm3, 80 cm3, xác định độ lớn lực đẩy Archimedes và trọng lượng của lượng nước tràn ra tương ứng. Ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1.

- Thay nước bằng nước muối đặc và lặp lại thí nghiệm.

- So sánh trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra với lực đẩy Archimedes tương ứng.

Dụng cụ: Một lực kế có giới hạn đo 2 N

Từ bảng số liệu ta có thể rút ra được kết luận gì về độ lớn lực đẩy Archimedes.

Trả lời

Các em tham khảo bảng số liệu minh họa dưới đây.

Dụng cụ: Một lực kế có giới hạn đo 2 N

Trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra bằng với độ lớn lực đẩy Archimedes tương ứng.

Kết luận: Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng với trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ.

Xem thêm lời giải bài tập SGK KHTN lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả