* Yêu cầu số 1: Nhận diện hành vi vi phạm pháp luật…
- Trong trường hợp trên, bố bạn V đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, như:
+ Bạo lực về tinh thần đối với mẹ con bạn V (điều này thể hiện ở chi tiết: bố hay mắng chửi, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ra những tổn thương tinh thần cho mẹ con bạn V).
+ Bạo lực về thể chất với mẹ con bạn V (điều này thể hiện ở các chi tiết: bố đánh mẹ đến mức phải nhập viện; dù được người thân khuyên nhủ, nhưng bố vẫn thường xuyên đánh đập mẹ con V vô cớ).
* Yêu cầu số 2: Những quy định khác về phòng, chống bạo lực gia đình
- Điều 4 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định rõ nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình, là:
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
- Điều 5 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình, là:
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lí, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này,
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.