- Sự đa dạng về thành phần loài và gen di truyền
+ Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới, trong đó nhiều loài thực vật quý hiếm (Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, nghiến, gỗ gụ…) và động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ…).
+ Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…
- Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái
+ Cá hệ sinh thái tự nhiên trên cạn: Gồm kiểu rừng sinh thái khác nhau, phổ biến nhất là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa với lớp phủ thực vật rậm rạp nhiều tầng, thành phần loài phong phú. Ngoài ra, còn có: trảng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao,…
+ Các hệ sinh thái tự nhên dưới nước bao gồm: hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt. Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả các vùng nước lợ), điển hình là rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, đầm phá ven biển,… và hệ sinh thái biển chia thành các vùng nước theo độ sâu. Các hệ sinh thái nước ngọt ở sông suối, ao, hồ đầm.
+ Các hệ sinh thái nhân tạo: hình thành do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản rất đa dạng như: hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh,..; hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản,…