Dựa vào hình 12.1, hình 12.2 và thông tin trong bài, hãy: - Trình bày đặc điểm tự nhiên và
30
17/05/2024
Dựa vào hình 12.1, hình 12.2 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á
Trả lời
Yêu cầu số 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Đặc điểm địa hình: Đông Nam Á có địa hình đa dạng như địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển.
+ Địa hình đồi núi có sự khác nhau giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. Địa hình khu vực Đông Nam Á lục địa bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng Tây Bắc, đông nam hoặc theo hướng Bắc Nam. Khu vực Đông Nam Á biển đảo bao gồm nhiều quần đảo hàng vạn đảo lớn nhỏ, nhiều đảo có núi lửa đang hoạt động.
+ Địa hình đồng bằng bao gồm các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
+ Địa hình bờ biển khá đa dạng với nhiều vũng vịnh cồn cát, đầm lầy bãi biển.
- Đặc điểm đất đai: khu vực Đông Nam Á có 2 loại đất chính: đất feralit phân bố ở khu vực đồi núi và đất phù sa phân bố ở khu vực đồng bằng.
- Đặc điểm khí hậu: Khí hậu của khu vực Đông Nam Á văn hóa đa dạng với nhiều kiểu khí hậu khác nhau:
+ Phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lãnh thổ Philippines có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Đông Nam Á biển, đảo có khí hậu xích đạo và cận xích đạo.
+ Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hóa khu vực địa hình núi cao như phân hóa ở vùng phía bắc Việt Nam, Lào, Myanmar.
- Đặc điểm sông, hồ:
+ Đông Nam Á có mạng lưới sông phát triển, các hệ thống sông lớn tập trung ở các khu vực Đông Nam Á lục địa. Lượng nước sông của khu vực Đông Nam Á theo mùa, nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa và một phần tuyết tan.
+ Đông Nam Á có nhiều hồ nước ngọt lớn, nhất là Biển Hồ.
- Đặc điểm sinh vật:
+ Khu vực Đông Nam Á có diện tích rừng rộng lớn, các rừng có sự đa dạng, sinh học cao, tiêu biểu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm.
+ Khu vực Đông Nam Á còn có sự đa dạng về các hệ sinh thái, hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô.
- Đặc điểm khoáng sản: Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, một số khoáng sản tiêu biểu như: thiếc, đồng sắt, than dầu mỏ, khí tự nhiên, trong đó trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên có giá trị kinh tế cao, puân bố ở các khu vực thềm lục địa.
- Đặc điểm về biển:
+ Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn thông ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
+ Các biển nằm trong khu vực nội chí, tuyến đường bờ biển nhiều vịnh đầm phá tài nguyên sinh vật khoáng sản rất phong phú.
Yêu cầu số 2: Phân tích ảnh hưởng
- Sự đa dạng về địa hình và đất đai có nhiều tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của cư dân Đông Nam Á. Cụ thể là:
+ Khu vực đồi núi: Có nhiều quan đẹp và đất feralit,… thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, du lịch,... Tuy nhiên, đặc điểm địa hình gây khó khăn cho phát triển giao thông, định cư. Trong quá trình canh tác cần lưu ý vấn đề xói mòn, sạt lở đất.
+ Khu vực đồng bằng: Với đất phù sa màu mỡ, có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Đây cũng là nơi thuận lợi để định cư, tiến hành các hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, do khu vực đồng bằng có địa hình thấp nên dễ ngập lụt, xâm nhập mặn.
- Sự phân hóa đa dạng về khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, một số nơi xảy ra các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
- Sự đa dạng về sinh vật tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp, thủy sản, du lịch. Tuy nhiên, khai thác cái nguyên sinh vật cần chú ý đến vấn đề môi trường và suy giảm đa dạng sinh học.
- Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế và là nguồn hàng xuất khẩu của một số quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường.
- Biển là điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển một ngành kinh tế biển như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển và du lịch biển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các ngành kinh tế này cần chú ý đến một số các vấn đề liên quan đến bảo vệ nguồn tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường biển.