Dựa trên Hình 2.11 SGK, phân tích mối quan hệ giữa độ ẩm không khí và quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
Phân tích đề: Quan sát biểu đồ Hình 2.11, phân tích số liệu và dữ kiện thể hiện trên trục tung và trục hoành để xác định điều kiện độ ẩm không khí và độ mở khí khổng, từ đó kết nối với quá trình trao đổi nước và khoáng.
Lời giải:
Biểu đồ Hình 2.11 thể hiện mối quan hệ giữa độ ẩm không khí và độ mở của khí khổng. Trong đó, trục hoành thể hiện hai giá trị về độ ẩm không khí gồm điều kiện độ ẩm thấp (40%) và độ ẩm cao (80%). Tương ứng với hai điều kiện độ ẩm không khí khác nhau là giá trị về độ mở khí khổng.
Cường độ thoát hơi nước tỉ lệ thuận với độ mở khí khổng → khí khổng mở lớn → cường độ thoát hơi nước tăng, kéo theo gia tăng hấp thụ nước và khoáng. Căn cứ trên số liệu Hình 2.11, độ ẩm không khí càng thấp thì độ mở khí khổng càng cao (cụ thể, độ mở khí khổng là hơn 4 µm khi độ ẩm không khí là 40%, cao hơn 2 lần so với độ mở khí khổng ở điều kiện độ ẩm không khí là 80%) → Trong một giới hạn nhất định (với đối tượng cây trong nghiên cứu này là khoảng độ ẩm 40 – 80%), độ ẩm không khí sẽ tỉ lệ nghịch với khả năng hấp thụ nước và khoáng.