Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 2015 - 2019: NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH VIỆT NAM
Câu 2 trang 62 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
2015 - 2019: NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH VIỆT NAM
CẢI THIỆN 12 BẬC
- Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 nền kinh tế năm 2015 lên 67/136 (năm 2017) và 63/140 (năm 2019).
– Năm 2019, nhóm chỉ số được đánh giá cao nhất là: Sức cạnh tranh về giá (xếp hạng 22/140); Tài nguyên văn hoá (29/140); Tài nguyên tự nhiên (35/140). Trong khu vực Đông Nam Á, tài nguyên văn hoá của Việt Nam xếp thứ 2, sau In-đô-nê-xi-a (Indonesia); tài nguyên tự nhiên xếp thứ 3, sau Thái Lan và In-đô-nê-xi-a, cho thấy lợi thế so sánh lớn về tải nguyên văn hoá và tự nhiên của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
- Chỉ số tiến bộ nhất là Yêu cầu về thị thực, tăng 63 bậc, từ hạng 116/136 (năm 2017) lên hạng 53/140 (2019), được thúc đẩy bởi chính sách cấp thị thực điện tử áp dụng thí điểm từ đầu năm 2017. Bắt đầu từ áp dụng cho 40 nước, qua một số lần bổ sung, đến năm 2019, Việt Nam đã mở rộng chính sách này đối với công dân của 80 nước trên thế giới.
– Một số nhóm chỉ số xếp hạng thấp: Sự bền vững vẽ môi trường (xếp hạng 121/140); Hạ tầng dịch vụ du lịch (106/140); Mức độ ưu tiền cho ngành du lịch (100/140).
(Trích Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch (2019),
Báo cáo thường niên du lịch Việt nam 2019, tr. 16 - 17)
a. Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào?
b. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản trên.
c. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày những thông tin mà bạn tiếp nhận từ phương tiện phi ngôn ngữ của văn bản trên.