Đọc thông tin trong bài, quan sát lược đồ 1.2, em hãy: - Nêu những việc làm của người Giéc-man
93
27/02/2024
Câu hỏi trang 8 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin trong bài, quan sát lược đồ 1.2, em hãy:
- Nêu những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã.
- Trình bày những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu.
Trả lời
Yêu cầu số 1: những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã:
+ Phế truất hoàng đế La Mã.
+ Thành lập nên nhiều vương quốc mới của người Giéc-man, như: Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt, Vương quốc Ăng-lô Xắc-xông; Vương quốc Phơ-răng…
+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô La Mã rồi đem chia cho các thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
Yêu cầu số 2: những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:
+ Thế kỉ IV, đế chế La Mã cổ đại suy yếu, bị chia thành 2 phần là Đông La Mã và Tây La Mã. Cuộc xâm lược của các bộ tộc Giéc-man sống ngoài biên giới của đế chế làm cho tình hình ngày càng trở nên hỗn loạn hơn.
+ Thế kỉ V, chế độ chiến nô ở La Mã sụp đổ, nhiều vương quốc của người Giec-man ra đời ở Tây Âu, trên vùng đất trước đó vốn thuộc Tây La Mã.
+ Từ thế kỉ VI dến thế kỉ IX, chiến tranh vẫn tiếp diễn, vương quốc Phơ-răng dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa. Cùng với quá trình đó, xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của các giai cấp mới là: lãnh chúa phong kiến và nông nô. Trong đó: lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận quý tộc quân sự người Giéc-man; tăng lữ giáo hội và những quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới; nông nô được hình thành từ bộ phận: nô lệ được giải phóng và nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
+ Đến thế kỉ IX, về cơ bản, xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành.
Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 7 sách Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:
Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí
Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại
Bài 4: Văn hóa phục hưng
Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo
Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX