Đọc thông tin, quan sát hình 1.2 và dựa vào bảng 1.1, hãy trình bày khái quát về lưu vực
Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Địa Lí 11: Đọc thông tin, quan sát hình 1.2 và dựa vào bảng 1.1, hãy trình bày khái quát về lưu vực sông Mê Công.
Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Địa Lí 11: Đọc thông tin, quan sát hình 1.2 và dựa vào bảng 1.1, hãy trình bày khái quát về lưu vực sông Mê Công.
- Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc), chảy qua 6 quốc gia là: Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông.
- Sông Mê Công là một trong những sông lớn của thế giới và dài nhất Đông Nam Á, dài hơn 4700 km, diện tích lưu vực khoảng 800 000 km2.
+ Phần thượng lưu vực sông Mê Công thuộc lãnh thổ của Trung Quốc và Mi-an-ma, kéo dài, hẹp ngang, mở rộng dần về phần hạ lưu vực.
+ Phần hạ lưu vực thuộc lãnh thổ của Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam; chiếm trên 76 % tổng diện lưu vực.
- Lưu vực sông Mê Công ở Việt Nam chiếm hơn 8 % diện tích toàn lưu vực.
- Chế độ nước của sông Mê Công thay đổi phụ thuộc vào chế độ mưa:
+ Mùa lũ thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11, chiếm khoảng 70 - 80 % tổng lượng dòng chảy cả năm;
+ Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
- Lưu vực sông Mê Công có đa dạng sinh học cao với hàng nghìn loài động, thực vật và các hệ sinh thái rừng phong phú. Sự đa dạng về cảnh quan và sinh thái lưu vực sông Mê Công, đặc biệt là các vùng đất ngập nước ở phần hạ lưu vực đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch,...
- Lưu vực sông Mê Công là nơi sinh sống của hàng trăm triệu người với nhiều dân tộc khác nhau, là một trong những khu vực có nền văn hóa đa dạng bậc nhất trên thế giới.
- Các hoạt động kinh tế phát triển chủ yếu ở lưu vực sông Mê Công là:
+ Khai thác thuỷ điện (tập trung nhiều ở Trung Quốc và Lào);
+ Sản xuất lúa nước (chủ yếu ở Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia,...);
+ Giao thông;
+ Thương mại và du lịch (phát triển ở hầu hết các nước thuộc khu vực).
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Địa Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á