Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: Gió vườn không mải chơi xa Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày, Gió đi lắc lắc cành cây Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa. Tìm hoa làn gió nhẹ đưa Hương thơm tặng

Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Gió vườn không mải chơi xa

Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,

Gió đi lắc lắc cành cây

Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.

Tìm hoa làn gió nhẹ đưa

Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua.

(Lê Thị Mây)

a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi bằng gì?

b. Hoạt động của gió vườn được tả bằng những từ ngữ nào?

c. Cách gọi, cách tả đó có tác dụng gì?

Chọn đáp án đúng:

• Làm cho bài thơ có vần nhịp, khác với bài văn xuôi.

• Làm cho gió và cây cối khác biệt với hoa, bướm, ong.

• Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.

• Làm cho người đọc nhận ra gió, cây, hoa, bướm, ong.

Trả lời

a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi bằng chị và bác.

b. Hoạt động của gió vườn được tả bằng những từ ngữ: không mải chơi, nhắc, lắc lắc, giục, tìm, tặng.

c. Cách gọi, cách tả đó có tác dụng:

• Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.