a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thúy Kiều bày tỏ với thái độ thành khẩn.
+ Những từ “cậy”, “lạy”, “thưa”: thể hiện thái độ cầu xin, khẩn thiết của người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Thúy Kiều đã dành sự tôn trọng đặc biệt cho người em gái mà mình nhờ vả.
b. Kiều trình bày về hoàn cảnh của mình, về mối tình dang dở của mình với chàng Kim và mong em hãy thấu hiểu cho nỗi khổ mà chấp nhận mối tơ của chị.
c. - Lời dặn dò của Thúy Kiều: “Duyên này thì giữ vật này của chung...chẳng quên”.
- Lời lẽ mâu thuẫn với lời trao duyên Kiều nới với em. Trao duyên cho Thúy Vân mà nàng vẫn muốn kỉ vật là “của chung”. Trao "duyên" xong, nhưng lòng Kiều nặng trĩu, đầy những giằng xé. Lý trí mách bảo từ bỏ tình yêu, nhưng trái tim và tình cảm của Kiều lại không thể làm vậy.
d. Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên diễn biến qua ba giai đoạn:
- Lời trao duyên và lời thuyết phục Thúy Vân: từ ngữ chọn lọc, hàm súc, cách nói tinh tế, chặt chẽ, cho thấy Kiều rất bình tĩnh, sáng suốt.
- Lời dặn dò khi trao kỉ vật cho Thúy Vân: lời lẽ, ý tứ thiếu chặt chẽ, thậm chí mâu thuẫn. Tâm lí của nhân vật đã biến đổi từ trạng thái tỉnh táo, sáng suốt sang bối rối, thậm chí có lúc rơi vào ảo giác. Sự đổi thay bắt đầu từ khoảnh khắc Thúy Kiều trao cho Thúy Vân kỉ vật: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền,... Mỗi kỉ vật xuất hiện là một lần đánh thức tình yêu, khiến trái tim lên tiếng, lấn át cả lí trí.
- Cuối cùng, Kiều tự dự đoán trước tương lai của mình, nàng sẽ chết khi “hiu hiu gió” hay “trâm gãy gương tan”.... Đó là dự cảm chẳng lành về một tương lai mù mịt.