Điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã? Tổ chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã có gì nổi bật? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã là gì?
874
21/06/2023
Câu hỏi mở đầu trang 43 SGK Lịch sử 6: Điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã? Tổ chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã có gì nổi bật? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã là gì?
Trả lời
* Tác động của điều kiện tự nhiên tới sự hình thành nền văn minh HY Lạp và La Mã:
- Tác động tới sự hình thành nhà nước
+ Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu => xã hội phân chia giai cấp và nhà nước. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây (muộn hơn so với phương Đông).
+ Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích đất nước tương đối nhỏ.
- Tác động tới đời sống kinh tế
+ Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh, chỉ chủ yếu trồng các loại cây lâu năm, có giá trị cao như: nho, ô liu, cam, chanh,... Các quốc gia cổ đại phương Tây thường xuyên phải nhập khẩu lương thực từ Ai Cập và Lưỡng Hà.
+ Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.
- Tác động đến sự phát triển của văn hóa
+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
+ Nền kinh tế công – thương nghiệp phát triển, đời sống chính trị tiến bộ và cuộc sống thường gắn với việc “bôn ba” trên biển đã mở ra cho cư dân Địa Trung Hải một chân trời mới, phát triển văn hóa ở một trình độ cao hơn so với cư dân cổ đại phương Đông.
* Tổ chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã
- Tổ chức nhà nước ở Hy Lạp: từ khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời. Tổ chức của các thành bang:
+ Phần chủ yếu của đất nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.
+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.
+ Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau. Ví dụ: thành bang Xpac-ta theo thể chế Cộng hòa quý tộc; thành bang A-ten theo thể chế dân chủ chủ nô.
- Tổ chức nhà nước của La Mã:
+ Khoảng thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành thị khác trên bán đảo Italia; chinh phục đất của người Hy Lạp, các quốc gia ven bờ Địa Trung Hải và trở thành một đế chế.
+ Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã; nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ.
+ Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ vai trò của Viện Nguyên Lão được coi trọng.
* Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
- Lịch pháp học: người Hi Lạp và La Mã biết làm ra lịch (dương lịch).
- Chữ viết:
+ Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái.
+ Người La Mã kế thừa thành tựu của người Hi Lạp để sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã (I, II, III, IV,...).
- Văn học: phong phú, đa dạng các thể loại. Trong đó nổi bật nhất là: thần thoại.
- Sử học: xuất hiện nhiều nhà sử học lớn và các tác phẩm sử học nổi tiếng, như:
+ Tác phẩm Lịch sử của hê-rô-đốt.
+ Tác phẩm Thông sử của Pô-li-biu-xơ.
- Khoa học tự nhiên: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao. Ví dụ: Định lí Pi-ta-go, Định lí Ta-lét, Tiên đề Ơ-cơ-lít,...
- Kiến trúc – điêu khác: có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Ấn Độ cổ đại
Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ 7
Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ 10)
Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á ( từ đầu công nguyên đến thế kỉ 10)
Bài 12: Nước Văn Lang